Đọc thêm: Hội viên có thể gặp khó khăn khi mua thuốc tại một số hiệu thuốc.

Chọn ngôn ngữ

Đọc về: thông báo quan trọng dành cho hội viên

Tìm hiểu về sức khỏe răng miệng

Sức khỏe răng miệng nói chung

Mở rộng trình đơn ở bên phải để xem thêm các chủ đề khác về sức khỏe răng miệng.

Khám nha sĩ định kỳ 

Quý vị cần đến gặp nha sĩ để được khám răng miệng toàn diện hằng năm, kể cả nếu quý vị không có răng. Quý vị vẫn có thể gặp phải các vấn đề về răng miệng kể cả khi không có cảm giác đau. Nha sĩ có thể kiểm tra răng miệng của quý vị để đánh giá tình trạng sức khỏe. Họ có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc nha khoa cần thiết và thông báo cho quý vị ngay khi có vấn đề. Họ sẽ cho quý vị biết những thông tin có thể giúp ngăn ngừa, kiểm soát và/hoặc điều trị sâu răng và các bệnh khác liên quan đến nướu. Nếu quý vị đeo răng giả hoặc răng giả bán phần, họ có thể kiểm tra xem răng giả có vừa vặn không.

Nha khoa không chỉ liên quan đến miệng. Việc thăm khám nha khoa định kỳ là cần thiết để không chỉ đảm bảo sức khỏe răng miệng mà còn cả sức khỏe tổng quát. Nhiều bước điều trị cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe thai sản hoặc hỗ trợ quá trình điều trị tiểu đường.


Hãy rèn thói quen chăm sóc sức khỏe răng miệng từ sớm bằng cách đưa con quý vị đi khám nha sĩ từ ngày bé tròn một tuổi hoặc sau khi chiếc răng sữa đầu tiên xuất hiện. Việc này có thể giúp bé làm quen với môi trường nha khoa và đội ngũ y bác sĩ. Đây cũng là thời điểm lý tưởng để thảo luận những lo ngại của quý vị và cùng bác sĩ đề ra các bước chăm sóc răng miệng tại nhà cho con quý vị. 

Cách chăm sóc răng miệng  

Xây dựng thói quen giữ gìn sức khỏe răng miệng là cách tốt nhất để phòng ngừa sâu răng và bệnh tật. Quý vị hãy cố gắng đánh răng hằng ngày và dùng chỉ nha khoa, ăn uống theo chế độ tốt cho răng miệng và đi khám nha sĩ định kỳ. Nếu nướu của quý vị chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa thì tình trạng này thường sẽ chấm dứt sau khi nướu trở nên khỏe mạnh hơn nhờ vệ sinh răng miệng đều đặn và duy trì thói quen chăm sóc răng miệng lành mạnh. 

Cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa

 

Khi đánh răng: 


  • Đánh răng ít nhất hai lần một ngày. 
    • Dùng bàn chải đánh răng lông mềm. Lông cứng hoặc thậm chí là cứng vừa phải cũng có thể tác động xấu đến răng và lợi.
    • Đặt đầu bàn chải vào nơi tiếp xúc giữa răng và lợi. Ấn xuống rồi nhẹ nhàng chải qua chải lại theo vòng tròn.
    • Chải đều tất cả bề mặt của răng. Chải cả lưỡi để loại bỏ mảng bám gây hôi miệng. 
  • Thay bàn chải đánh răng ba đến bốn tháng một lần. 
  • howtobrush1

    Đặt bàn chải nghiêng một góc 45 so với lợi.

  • howtobrush2

    Di chuyển bàn chải qua lại nhẹ nhàng theo từng đường ngắn.

    Chải kỹ mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của cả hàm răng.

  • howtobrush3

    Để vệ sinh mặt trong của răng cửa, nghiêng bàn chải theo hướng ngang rồi chải vài lượt ngắn.

  • howtobrush4

    Chải cả lưỡi để loại bỏ vi khuẩn và giữ cho hơi thở thơm tho.

Khi dùng chỉ nha khoa:  


  • Tốt nhất là quý vị nên dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày - quý vị có thể dùng chỉ loại thường hoặc loại thân nhựa.
    • Tăm chỉ thân nhựa có thể tiện sử dụng hơn cho những người không quen sử dụng chỉ thường hoặc để cha mẹ dùng khi xỉa răng cho con. 
    • Nhẹ nhàng cho chỉ vào giữa khe răng và kéo xuống lợi. Cuộn chỉ lại thành hình chữ C quanh từng răng một và nhẹ nhàng kéo chỉ xuống dưới đường lợi. Kéo mạnh chỉ lên xuống vài lần để loại bỏ mảng bám. 
  • howtobrush1

    Dùng khoảng 18 in (45 cm) chỉ, cuộn hai đầu chỉ quanh hai ngón giữa.

  • howtofloss2

    Cuốn chỉ chắc từ ngón giữa sang ngón trỏ rồi nhẹ nhàng đặt vào giữa khe răng.

  • howtofloss3

    Cuộn chỉ thành hình chữ C và ép vào bề mặt của răng.

  • howtofloss4

    Chà chỉ lên xuống để vệ sinh bề mặt răng. Đừng kéo quá mạnh hoặc giật chỉ.

  • howtofloss5

    Dùng chỉ nha khoa để vệ sinh tất cả các răng. Đừng quên vệ sinh cả mặt trong của răng.

Dinh dưỡng cho sức khỏe răng miệng

 

Đồ ăn lành mạnh

Loại đồ ăn, thức uống mà người lớn và trẻ nhỏ lựa chọn có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn diện. Cố gắng ăn và uống các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và chất khoáng, kết hợp các loại thực phẩm với nhau để giảm nguy cơ sâu răng.


Hãy cố gắng duy trì một chế độ ăn có:

  • Rau xanh và hoa quả
  • Ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như yến mạch, bánh mì lúa mạch nguyên cám và gạo lứt
  • Chế phẩm từ sữa: không béo hoặc giảm béo mà không thêm đường
  • Protein nạc, ví dụ như đậu phụ giàu canxi, thịt gia súc, thịt gia cầm, cá, trứng, đậu, các loại hạt

Đồ ăn vặt thì sao? Có nhiều món ăn vặt mà vẫn tốt cho sức khỏe lắm! Dưới đây là một số lựa chọn:  

  • Việc lựa chọn các chế phẩm lành mạnh từ sữa giúp cơ thể không phải nạp các loại đường có hại và răng miệng được bảo vệ khỏi các loại vi khuẩn sản sinh axít. 
  • Phô mai que
  • Sữa chua 
  • Cà rốt hoặc cần tây sống chấm với hummus hoặc nước sốt
  • Táo thái miếng phết bơ lạc
  • Sinh tố cải bó xôi, các loại quả mọng cấp đông và sữa chua không đường
  • Các loại hạt 
  • Nếu gia đình quý vị uống soda hoặc nước hoa quả thì hãy uống trong bữa ăn thay vì uống khi thèm đồ ăn vặt. 
 

Phản hồi trang web

Biểu tượng đóng

Hãy giúp chúng tôi cải thiện trang web

Quý vị gặp khó khăn trong việc tìm kiếm? Quý vị muốn cho chúng tôi biết về trải nghiệm của mình trên trang web? Vui lòng tham gia cuộc khảo sát phản hồi của chúng tôi và cho chúng tôi biết!